-----
Tác giả :

Sinh viên 6 trường đại học chia sẻ ý tưởng thân thiện với môi trường 

GD&TĐ - Sinh viên 6 trường ĐH đã chia sẻ những ý tưởng đổi mới sáng tạo trong tái chế nhựa, kẹo cao su phân hủy sinh học và vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường.

Nhóm SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trình bày ý tưởng “Giải pháp sáng tạo giúp giải quyết ô nhiễm môi trường do bã kẹo cao su”.Nhóm SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trình bày ý tưởng “Giải pháp sáng tạo giúp giải quyết ô nhiễm môi trường do bã kẹo cao su”.

Trưa ngày 16/3, Vòng Chung kết và trưng bày sản phẩm cuộc thi Đổi mới Sáng tạo kỹ thuật eProjects (lần 2) đã khép lại với phần thắng thuộc về nhóm SV đến từ các trường: ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TPHCM.


SV Trường ĐH Bách khoa TPHCM giới thiệu ý tưởng “Giải pháp độc đáo giúp tái sử dụng các vật liệu xây dựng”
Trong đó, nhóm SV đến từ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đạt giải Bài trình bày hay nhất với ý tưởng “Giải pháp sáng tạo giúp giải quyết ô nhiễm môi trường do bã kẹo cao su”; nhóm SV Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng đoạt giải Teamwork tốt nhất với ý tưởng “Nền tảng quản lý rác thải nhựa”; nhóm SV đến từ Trường ĐH Bách khoa TPHCM đoạt giải Giải pháp hiệu quả nhất với ý tưởng “Giải pháp độc đáo giúp tái sử dụng các vật liệu xây dựng”.

Vòng Chung kết và trưng bày sản phẩm cuộc thi Đổi mới Sáng tạo kỹ thuật eProjects (lần 2) do dự án USAID BUILD-IT và Chương trình STEM của Dow Việt Nam tổ chức, với phần tranh tài của đại diện SV 6 trường ĐH gồm: ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Lạc Hồng, ĐH Cần Thơ, ĐH Công nghiệp TPHCM.

Nhóm SV Trường ĐH Lạc Hồng tham gia cuộc thi với ý tưởng “Giải pháp kết nối thương mại điện tử và giảm thiểu rác thải”;  Nhóm SV Trường ĐH Công nghiệp TPHCM tham gia với ý tưởng “Giải pháp kỹ thuật nhằm hiện đại hóa hệ thống đặt và kiểm soát đơn hàng của khách hàng Dow Việt Nam”; Nhóm SV Trường ĐH Cần Thơ tham gia với ý tưởng “Giải pháp phân loại nhựa độc đáo”.

Tại buổi chung kết, các đội SV đã trình bày về các dự án nguyên mẫu dưới sự hướng dẫn của doanh nghiệp trước sinh viên, giảng viên và đại diện doanh nghiệp. Các sinh viên, chuyên gia và học giả chia sẻ những đổi mới sáng tạo trong tái chế nhựa, kẹo cao su phân hủy sinh học và vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường. Đồng thời, các cố vấn đến từ Dow Việt Nam đã chúc mừng những dự án mang lại giải pháp hiệu quả, làm việc nhóm hiệu quả và trình bày tốt.

Cũng tại sự kiện, Dow Việt Nam đã trao thưởng cho sáu nhà nghiên cứu trẻ có những tìm tòi ban đầu trong Sáng kiến Nghiên cứu cho Sinh viên (Undergraduate Research Initiative – URI). URI là một chương trình hướng dẫn nghiên cứu, nơi sinh viên và giảng viên hướng dẫn làm việc cùng nhau để áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết các thách thức của xã hội.

Ông Ekkasit Lakkananithipan, Tổng Giám đốc Dow Việt Nam chia sẻ: “Dow ấp ủ trở thành một trong những công ty khoa học vật liệu đổi mới sáng tạo, lấy khách hàng làm trung tâm, toàn diện và bền vững hàng đầu thế giới. Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác cùng sáu trường đại học kỹ thuật – công nghệ tại Việt Nam thực hiện những dự án do sinh viên triển khai, đồng thời củng cố mối quan hệ đại học – doanh nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề về phát triển bền vững…”.

“Những dự án ứng dụng này đã cho thấy tác động tích cực của BUILD-IT trong việc liên kết thế mạnh chuyên môn của doanh nghiệp với năng lực giảng dạy của các trường đại học, nhằm cung cấp cho sinh viên những trải nghiệm để phát triển các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết, hướng tới thành công trong thị trường lao động ngày càng tiên tiến của Việt Nam...” - ông Bradley Bessire - Quyền Giám đốc USAID tại Việt Nam.

Nguồn: 

https://giaoducthoidai.vn/tre/sinh-vien-6-truong-dai-hoc-chia-se-y-tuong-than-thien-voi-moi-truong-pej7Qe8Mg.html?fbclid=IwAR2Q4tbpl7-gP_9CDcgAciAnMRTpHiftU9iVsFjSZ0Ju4TR0HNpDSLhenNA

-----------

Chúc mừng bạn Phạm Ngọc Hiếu (18146299) và bạn Trần Hoàng Sơn (18146366), sinh viên ngành Cơ điện tử Khoa Cơ khí CTM  và 2 bạn nữ khoa CNHTP
Đã hoàn thành cuộc thi được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Hợp tác Hoa Kỳ (USAID), Dự án BUILD-IT, Trường Đại học Bang Arizona, và Công ty Dow Việt Nam, được thiết kế để giúp sinh viên có được những ý tưởng để sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học với sự hướng dẫn của các mentor và giảng viên hướng dẫn 

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

time

:

time

:

time

Đào tạo sau đại học














 

 
 

 

Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TP.HCM
Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84 - 8) 38968641 - (+84 - 8) 38961333
E-mail: kckctm@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:53,410

Tổng truy cập:105,584