Vào năm 2015, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP.HCM sẽ tiến hành đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA với 3 chương
trình được đánh giá là mạnh nhất của trường: Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử,
Công nghệ Điện-Điện tử, Công nghệ Ô-tô. Nhằm mục đích để nâng cao chất lượng
trong đào tạo. Thông qua việc tổ chức đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Cơ
điện tử của khoa Cơ khí Chế tạo máy bằng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của
các tổ chức quốc tế được coi như một chuẩn mực công nhận chất lượng, đáp ứng được
yêu cầu trong giai đoạn mới.
Lợi ích cao nhất của đánh giá chất
lượng nói chung và kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của AUN-QA nói riêng
là cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả đánh giá này sẽ cho thấy một bức
tranh toàn cảnh và chi tiết mô tả chất lượng của chương trình. Từ đó, Khoa và Nhà
trường sẽ có những kế hoạch hành động cụ thể để từng bước cải tiến nâng cao chất
lượng. Như vậy, người hưởng lợi đầu tiên từ hoạt động kiểm định chất lượng
chương trình này chính là sinh viên. Sinh viên sẽ được hưởng một chương trình
đào tạo có chất lượng được cải tiến liên tục, trên tất cả các khía cạnh như
khung chương trình, các môn học, giảng viên và hoạt động giảng dạy, hoạt động hỗ
trợ sinh viên. Và không chỉ sinh viên có lợi, các bên liên quan khác như giảng
viên, nhà tuyển dụng đều có lợi. Cụ thể là nhà tuyển dụng có cơ hội sử dụng nguồn
nhân lực chất lượng cao hơn, còn giảng viên được giảng dạy cho đối tượng là các
sinh viên giỏi, được nghiên cứu và giảng dạy trong môi trường mang tính quốc tế,
đặc biệt là có thêm cơ hội giao lưu học hỏi với các đối tác quốc tế và cũng tự
hoàn thiện mình để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ
(tiếng Anh) nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình.
Việc lựa chọn kiểm định theo chuẩn
AUN nhằm giúp trường và khoa biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào
trên thang đánh giá của khu vực. Tiếp nữa, để phát hiện chương trình còn tồn tại
những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các
chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.
Mạng lưới các trường đại học Đông
Nam Á (AUN) được thành lập từ năm 1995 với mục tiêu thúc đẩy phát triển nguồn
nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN. Tính đến tháng
12/2010, đã có 30 trường đại học đến từ 10 quốc gia ASEAN trở thành thành viên
AUN. Đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng
chung (AUN-QA) cũng nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường,
đồng thời nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường
trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước
góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các
trường đại học trong khu vực.
Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA có 18 tiêu
chuẩn với 74 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức. Chuẩn kiểm định
chất lượng AUN đang là cái đích mà nhiều trường Đại học tại Việt Nam và trong
khu vực Đông Nam Á hướng tới. Mục tiêu của các trường ĐH không chỉ là thu hút sinh
viên mà còn khẳng định chất lượng đào tạo Và dần tiến tới là việc xây dựng văn
hóa chất lượng của một trường ĐH.
Với mục đích phát triển nguồn nhân
lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN, năm 1995, Mạng lưới các trường
đại học khu vực Đông Nam Á đã được thành lập. Tính đến nay, đã có 27 trường đại
học đến từ 10 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tổ chức này. Nhằm
đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường ĐH trong khu vực, AUN
đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn
đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network -
Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). Đây cũng là cách mà mạng lưới các trường
đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường
trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước
góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các
trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.
Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA có 18 tiêu
chuẩn với 74 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức là: 1 = không có
gì (không có tài liệu, kế hoạch, minh chứng ); 2 = chủ đề này của hệ thống đảm
bảo chất lượng bên trong mới chỉ nằm trong kế hoạch; 3 = có tài liệu, nhưng
không có minh chứng rõ ràng; 4 = có tài liệu và minh chứng; 5 = có minh chứng
rõ ràng về hiệu quả trong lĩnh vực xem xét; 6 = chất lượng tốt; 7 = xuất sắc. Mỗi
tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá của toàn bộ
chương trình là điểm trung bình cộng của cả 74 tiêu chí. 4.0 là ngưỡng điểm đạt
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN.