CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY (Machinery Manufacturing Technology)
Mã ngành: 52510202
Hình thức đào tạo: Chính quy
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng:
1. Có kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
1. 1 Có hiểu biết và có khả năng sử dụng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
1.2 Có hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi về lĩnh vực cơ khí chế tạo máy như vẽ kỹ thuật, vật liệu học, sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép, nguyên lý – chi tiết máy.
1.3 Chứng tỏ được kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy như thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì các trang thiết bị và hệ thống sản xuất ; lập qui trình sản xuất các chi tiết máy, trang thiết bị công nghệ trong ngành cơ khí ; chỉ đạo, quản lý và điều hành sản xuất cơ khí.
2. Phát triển khả năng rèn luyện để khám phá tri thức, giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống và nắm vững các kỹ năng và thái độ cá nhân, các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp
2.1 Phân tích, lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề.
2.2 Tiến hành kiểm tra và thực nghiệm các vấn đề kỹ thuật.
2.3Có tư duy hệ thống và toàn diện.
2.4 Nắm vững các kỹ năng và thái độ cá nhân có đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kỹ thuật như các sáng kiến, tính linh hoạt, sự sáng tạo, tính ham học hỏi và quản lý thời gian tốt.
2.5 Nắm vững các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp có đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kỹ thuật như đạo đức nghề nghiệp, phong cách chuyên nghiệp trong giao tiếp, hoạch định nghề nghiệp.
3. Nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc trong các nhóm đa ngành, đa lãnh vực
3.1 Có khả năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
3.2 Giao tiếp hiệu quả dưới dạng văn bản, các hình thức giao tiếp điện tử, đồ họa cũng như thuyết trình miệng.
3.3 Có khả năng sử dụng tiếng Anh (tương đương 450 TOEIC).
4. Phát triển khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội
4.1 Nhận thức được tầm quan trọng và nhu cầu xã hội đối với ngành cơ khí chế tạo máy.
4.2 Tôn trọng văn hoá xã hội và văn hóa doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực.
4.3 Hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, xác định chức năng, lập mô hình và quản lý các dự án sản xuất.
4.4 Thiết kế được các hệ thống sản xuất.
4.5 Triển khai phần cứng và phần mềm của các hệ thống sản xuất.
4.6 Vận hành các qui trình và hệ thống phức tạp; quản lý công tác vận hành các hệ thống sản xuất.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
Tên chương trình : SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Ngành đào tạo: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
(Machinery Manufacturing Technology)
Mã ngành: 52510202
Hình thức đào tạo: Chính quy
Sau khi hòan thành chương trình đào tạo, sinh viên có khả năng:
1. Có các kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy và kiến thức về sư phạm kỹ thuật
1.1. Có hiểu biết và có khả năng sử dụng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
1.2. Có hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy như vẽ kỹ thuật, vật liệu học, sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép, nguyên lý – chi tiết máy.
1.3. Chứng tỏ được kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cơ khí chế tạo máy như thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì các trang thiết bị và hệ thống sản xuất ; lập qui trình sản xuất các chi tiết máy, trang thiết bị công nghệ trong ngành cơ khí ; chỉ đạo, quản lý và điều hành sản xuất cơ khí.
1.4. Chứng tỏ được kiến thức về sư phạm kỹ thuật như các qui luật và bản chất của hiện tương tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục ; công tác tổ chức, quản lý và đào tạo trong nhà trường ; xây dựng chương trình đào tạo của khóa học.
2. Phát triển khả năng rèn luyện để khám phá tri thức, giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống và nắm vững các kỹ năng và thái độ cá nhân, các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp
2.1. Phân tích, lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề.
2.2. Tiến hành kiểm tra và thực nghiệm các vấn đề kỹ thuật.
2.3. Có tư duy toàn diện và hệ thống.
2.4. Nắm vững các kỹ năng và thái độ cá nhân có đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kỹ thuật như các sáng kiến, tính linh hoạt, sự sáng tạo, tính ham học hỏi và quản lý thời gian tốt.
2.5. Nắm vững các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp có đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kỹ thuật như đạo đức nghề nghiệp, phong cách chuyên nghiệp trong giao tiếp, hoạch định nghề nghiệp.
3. Nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc trong các nhóm đa ngành, đa lãnh vực
3.1. Có khả năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
3.2. Giao tiếp hiệu quả dưới dạng văn bản, các hình thức giao tiếp điện tử, đồ họa cũng như thuyết trình miệng.
3.3. Có khả năng sử dụng tiếng Anh (tương đương 450 TOEIC).
4. Phát triển khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, các hoạt động nghiên cứu giáo dục trong bối cảnh của cơ sở giáo dục và xã hội
4.1. Nhận thức được tầm quan trọng của bối cảnh xã hội trong các hoạt động kỹ thuật.
4.2. Đánh giá đúng các khác biệt về văn hóa doanh nghiệp và làm việc đạt hiệu quả trong các tổ chức.
4.3. Hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, xác định chức năng, lập mô hình và quản lý các dự án sản xuất.
4.4. Thiết kế được các hệ thống sản xuất.
4.5. Triển khai phần cứng và phần mềm của các hệ thống sản xuất.
4.6. Vận hành các qui trình và hệ thống phức tạp; quản lý công tác vận hành các hệ thống sản xuất.
4.7. Triển khai thực hiện được các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, các hoạt động nghiên cứu giáo dục ; xây dựng chương trình đào tạo ; khai thác và chế tạo một số phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học...