-----
Tác giả :
Sáng thứ sáu, 07/11/2014, tại phòng họp khoa Cơ khí Chế tạo máy, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, khoa Cơ khí Chế tạo máy đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Giải mã công nghệ”. Đây là buổi hội thảo chuyên đề với mục tiêu đưa các kiến thức và công nghệ mới đến gần hơn các giảng viên, NCS, học viên cao học và sinh viên.


PGS.TS. Đặng Văn Nghìn
Buổi hội thảo được tổ chức khá thành công với sự tham dự đông đảo của các giảng viên, NCS, học viên cao học và sinh viên. Nội dung chương trình đề cập đến các mục tiêu của việc giải mã công nghệ, các phương pháp để giải mã công nghệ và các công nghệ đã được giải mã thành công…  Phần đầu của chương trình được PGS.TS. Đặng Văn Nghìn – Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam, diễn giả chính của hội thảo trình bày khá súc tích, đầy đủ về tầm quan trọng của phương pháp Giải mã công nghệ (GMCN), các bài học kinh nghiệm từ Nhật và những phương pháp luận GMCN như 6i: ý tưởng, bắt chước, cải tiến, đổi mới, sáng chế và thông minh… PGS Nghìn cũng nhấn mạnh về việc lựa chọn lĩnh vực công nghệ để giải mã cũng như cách thức để các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin và tiếp cận những công nghệ mới.
Để minh hoạ cho các công nghệ đang được lựa chọn để giải mã tại Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam, ThS. Phạm Xuân Hiển và KS. Cao Trần NGọc Tuấn đã trình bày về Giải pháp chống ngập lụt tại TP.HCM, giải mã máy phân tích sinh hóa…  Có khá nhiều câu hỏi được đặt ra từ người tham dự hội thảo như vấn đề Sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ được lựa chọn giải mã, giá thành sau khi giải mã, tính thích ứng của công nghệ sau khi giải mã ở Việt Nam, … Các câu hỏi được PGS. TS Đặng Văn Nghìn giải đáp khá đầy đủ như cần phải lựa chọn các công nghệ có hàm lượng tri thức cao, khó bị sao chép, bắt chước, phù hợp và có thể triển khai tại thị trường Việt Nam như thiết bị nông nghiệp, thiết bị cơ điện… Bên cạnh đó các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu cần trang bị kỹ năng tra cứu và lựa chọn các bằng sáng chế đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam để giải mã và khai thác. Nhìn chung, buổi hội thảo đã thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ truyền tải kiến thức cơ bản, nội dung khái quát về Giải mã công nghệ mà PGS. TS Đặng Văn Nghìn cũng như Ban tổ chức đề ra với mục đích tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và trường viện nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phát triển khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh công nghệ cao tại Việt Nam.
Nhiều quốc gia Châu Á đã vươn lên vị trí hàng đầu về khoa học công nghệ (KHCN) thế giới nhờ áp dụng chiến thuật "giải mã công nghệ". Đi tắt, đón đầu, sáng tạo làm chủ công nghệ là con đường ngắn nhất để Việt Nam bứt phá trên con đường chinh phục KHCN. Song để đi đến thành công, con đường đó còn rất nhiều gian nan trước mắt.



Có quan điểm cho rằng giải mã công nghệ là “ăn cắp công nghệ” thông qua tình báo kinh tế. Có quan điểm cho rằng sao chép “y như thật” cũng là giải mã công nghệ – mua một sản phẩm tương tự, tháo ra nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm tương tự. Trung Quốc là một quốc gia đã thành công từ quan điểm này. Có thể nói, hiện nay, Trung Quốc có thể chế tạo được nhiều sản phẩm KH - CN trình độ từ thấp đến cao với chất lượng tốt tương đương và giá thành chỉ vào khoảng 20 - 50% so với chính hãng.Chuyển giao công nghệ hoặc mua bản quyền công nghệ cũng là một quan điểm khác của giải mã công nghệ. Thay vì tập trung nghiên cứu, Singapore đã định hướng trở thành một quốc gia dịch vụ KH - CN và tạo mọi điều kiện để các hãng lớn chuyển giao công nghệ cho các kỹ sư chuyên gia trong nước. Hiện nay, Singapore không những chỉ dừng lại ở dịch vụ mà còn bắt đầu mở những nhà máy sản xuất các sản phẩm KH - CN cao. Nước Nhật cũng đã phát triển nền công nghiệp của mình thông qua việc mua các công nghệ rồi cải tiến sao cho phù hợp với sản phẩm, văn hoá của từng vùng khách hàng.Tuy nhiên, giải mã công nghệ được tiến hành ở các nước đang phát triển có thể định hình theo các bước sau:
- Sao chép công nghệ: mục đích chính là nhanh chóng nắm bắt được một công nghệ cần thiết và có được sản phẩm thử nghiệm.
- Hoàn thiện công nghệ: trên cơ sở các kết quả đạt được từ bước sao chép, việc nghiên cứu để đánh giá những ưu nhược điểm của công nghệ đó. Kết quả của bước này là việc nắm bắt được những đặc trưng, phương pháp cơ bản của công nghệ, tìm hiểu được các tiêu chí đánh giá cũng như phương pháp hiệu chỉnh, sửa chữa các sản phẩm tạo ra từ công nghệ đó.



- Ổn định công nghệ: đây là bước cuối cùng trước khi một công nghệ mới xuất hiện và được áp dụng. So với công nghệ nguyên gốc, công nghệ sau khi được áp dụng ổn định ở bước này có rất nhiều cải tiến đáng kể - đặc biệt là ở chỗ phù hợp với điều kiện sử dụng, tâm lý và văn hoá của nơi sử dụng (địa lý). Ngoài ra, với những lĩnh vực tương tự thi công nghệ mới cũng phát huy tác dụng. Có thể ví dụ như: khi ổn định được công nghệ chế tạo vi mạch điện tử, các lĩnh vực áp dụng vi mạch, lập trình nhúng sẽ được thừa hưởng các kết quả trên để có thể tạo ra những ứng dụng và dịch vụ mới mà không phải trải qua các bước ở trên nữa.- Sáng tạo công nghệ: trên cơ sở đã tích luỹ được các kinh nghiệm và kiến thức ở những bước đi trước, giai đoạn này là giai đoạn thăng hoa của các nghiên cứu từ cơ bản đến ứng dụng – không những trong đối tượng đang nghiên cứu mà còn ảnh hưởng tích cực đến các lĩnh vực khác. Rất nhiều lĩnh vực mới, ứng dụng mới được hình thành tạo nên sự thay đổi cơ bản của KH - CN trong quốc gia đó. Giai đoạn này sẽ tạo ra điểm nhấn và xác định được vị trí của quốc gia đó trong bản đồ của thế giới về KH - CN.
Nhắc đến "giải mã công nghệ", người ta sẽ nhắc đến Đài Loan (Trung Quốc) như một điển hình về sự phát triển khoa học - kỹ thuật nhờ chiến thuật "giải mã công nghệ". Vùng lãnh thổ này đã vươn lên vị trí top đầu thế giới về công nghệ nhờ việc mua bản quyền công nghệ từ Mỹ và Nhật để phát triển. Hiện nay, Đài Loan là công xưởng lớn gia công các phần mềm, công nghệ cho thế giới với thương hiệu được khẳng định: "Made in Taiwan". Còn Trung Quốc thì lại thành công với quan điểm sao chép "y như thật" - mua sản phẩm rồi tháo ra nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm tương tự. Hiện Trung Quốc có thể chế tạo được nhiều sản phẩm KHCN trình độ từ thấp đến cao với chất lượng tốt tương đương và giá thành chỉ vào khoảng 20 - 50% so với chính hãng.
Cũng là "giải mã công nghệ" nhưng theo hướng chuyển giao công nghệ hoặc mua bản quyền, Nhật Bản, Singapore là những quốc gia Châu Á đã thành công với mô hình này. Singapore đã định hướng trở thành một quốc gia dịch vụ KHCN và tạo mọi điều kiện để các hãng lớn chuyển giao công nghệ cho các kỹ sư chuyên gia trong nước. Hiện nay, Singapore không chỉ dừng lại ở dịch vụ mà còn bắt đầu mở những nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Nhật Bản cũng đã phát triển nền công nghiệp của mình thông qua việc mua các công nghệ rồi cải tiến sao cho phù hợp với sản phẩm, văn hóa của từng vùng khách hàng.
Còn ở những nước đang phát triển, "giải mã công nghệ" có thể được định hình theo các bước sau: Sao chép công nghệ - mục đích chính là nhanh chóng nắm bắt được một công nghệ cần thiết và có được sản phẩm thử nghiệm; hoàn thiện công nghệ - trên cơ sở các kết quả đạt được từ bước sao chép, tiến hành nghiên cứu để đánh giá những ưu, nhược điểm của công nghệ đó. Kết quả của bước này là nắm bắt được những đặc trưng, phương pháp cơ bản của công nghệ, tìm hiểu được các tiêu chí đánh giá cũng như phương pháp hiệu chỉnh, sửa chữa các sản phẩm tạo ra từ công nghệ đó.
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

time

:

time

:

time

Đào tạo sau đại học














 

 
 

 

Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TP.HCM
Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84 - 8) 38968641 - (+84 - 8) 38961333
E-mail: kckctm@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:59,606

Tổng truy cập:111,780